Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh (theo Điều 1. Pháp lệnh 34), gồm 04 nội dung sau:

- Những nội dung công khai để nhân dân biết.

- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định.

- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Những nội dung nhân dân giám sát.

2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã (theo Điều 2. Pháp lệnh 34)

- Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã (theo Điều 3. Pháp lệnh 34)

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 4. Pháp lệnh 34)

- Không thực hiện hoặc làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang